Công Ty CP Dược Phẩm Công Nghệ Cao Nhân Tâm

CÔNG TY CP DƯỢC PHẨM CAO NGHỆ CAO NHÂN TÂM

Chủ Nhật, 24 tháng 10, 2021

NEUROCAPS PLUS ( Hỗ trợ chứng mất ngủ, rối loạn tiền đình)

 

Chứng mất ngủ là dấu hiệu của bệnh gì?


Mất ngủ (Insomnia) là vấn đề thường gặp ở người cao tuổi. Tuy nhiên trong những năm gần đây, bệnh lý này xảy ra ở cả người trung niên và người trẻ tuổi do nhiều nguyên nhân và yếu tố cộng hưởng. Chứng mất ngủ nếu diễn ra thường xuyên phản ánh tình trạng sức khỏe nghiêm trọng. Mất ngủ nhiều trong ngày khiến cơ thể mệt mỏi, lừ đừ, không đủ năng lượng để hoạt động ban ngày.

Mất ngủ là bệnh gì?

Một người bình thường có thời gian ngủ trung bình khoảng 7-8 giờ mỗi đêm, hoặc có thể dao động từ 4-11 giờ. Một giấc ngủ có chất lượng là phải đáp ứng các yêu cầu cơ bản như: đủ giờ, đủ sâu và quan trọng là cảm thấy khoẻ khoắn, tỉnh táo khi thức dậy... Một số khảo sát cho thấy thời gian ngủ trung bình của con người giảm dần theo tuổi tác..

Mất ngủ có nhiều dạng bao gồm: Khó ngủ, ngủ không ngon giấc, thức dậy nhiều lần trong khi ngủ.

nguy cơ mất ngủ,dẫn đến stress uống ngay neurocaps plus

Những dấu hiệu của bệnh mất ngủ


  • Khó ngủ.
  • Khó duy trì giấc ngủ.
  • Thức dậy sớm.
  • Không thấy tỉnh táo hoặc thấy mệt sau khi thức dậy.
  • Tỉnh giấc nhiều lần khi ngủ và khó ngủ lại.

Nguyên nhân gây ra bệnh mất ngủ
Bệnh mất ngủ do nhiều nguyên nhân gây ra. Trong đó, nếu chỉ bị mất ngủ thoáng qua thì có thể là do một số nguyên nhân sau:

  • Căng thẳng, stress.
  • Bị rối loạn giờ thức và ngủ trong ngày vì thay đổi lịch làm việc hoặc do chênh lệch múi giờ.
  • Sử dụng các chất gây nghiện và kích thích như: Cà phê, trà, thuốc lá, rượu,...
  • Ăn quá no trước giờ đi ngủ, gây nặng bụng, khó tiêu, ợ hơi.
  • Các yếu tố về môi trường ngủ xung quanh như: có quá nhiều ánh sáng, tiếng ồn, nhiệt độ, độ ẩm ...

Mất ngủ là dấu hiệu của bệnh gì?
Nếu không phải do những nguyên nhân trên gây ra bệnh mất ngủ, đồng thời bị mất ngủ trong thời gian dài mà không chấm dứt thì có thể đó là mất ngủ mãn tính. Nguyên nhân gây ra bệnh mất ngủ mãn tính có thể là do người bệnh bị gặp vấn đề về sức khỏe hoặc bị mắc một số bệnh sau:

  • Bệnh dị ứng: Trong không khí có các chất gây dị ứng làm viêm đường mũi và kích hoạt sản xuất các chất gây nghẹt mũi. Những triệu chứng này xảy ra vào cả ban ngày và ban đêm có thể làm gián đoạn giấc ngủ nghiêm trọng, gây ra bệnh mất ngủ.
  • Bệnh viêm khớp: Những người bị viêm khớp gặp khó khăn khi ngủ. Viêm khớp và giấc ngủ tạo ra một vòng luẩn quẩn, bởi bệnh gây ra viêm và lo lắng, khiến người bệnh không ngủ được... Việc thiếu ngủ cũng có thể làm tăng triệu chứng viêm khớp và gây đau.
  • Bệnh tim: Bệnh động mạch vành và các vấn đề khác liên quan đến tim và phổi khác cũng là những nguyên nhân gây ra bệnh mất ngủ.
  • Các vấn đề về tuyến giáp: Tuyến giáp hoạt động quá mức làm các chức năng trao đổi chất khác của cơ thể tăng tốc, khiến người bệnh cảm thấy bồn chồn và tràn đầy năng lượng, gây cản trở khả năng thư giãn và chìm vào giấc ngủ.
  • Bệnh trào ngược dạ dày thực quản: Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây mất ngủ đối với những người nằm trong độ tuổi từ 45 đến 64. Triệu chứng của bệnh dạ dày trào ngược là ợ nóng, ho và nghẹt thở khi nằm xuống. Một số triệu chứng khác như viêm nướu, đau họng, ợ hơi và hôi miệng. Chính những triệu chứng này gây ra bệnh mất ngủ.
  • Thay đổi nội tiết tố: Độ tuổi trung bình ở phụ nữ mãn kinh là 50 tuổi. Ở giai đoạn này, sự thay đổi nội tiết tố có thể khiến phụ nữ ngủ không ngon giấc.
  • Ngoài ra, bệnh mất ngủ mãn tính có thể liên quan đến một số bệnh lý tâm thần như: trầm cảm, hưng cảm, rối loạn lo âu lan tỏa, rối loạn stress sau chấn thương, nghiện (rượu và các chất dạng thuốc phiện) tâm thần phân liệt, sa sút trí tuệ.
  • Các bệnh lý liên quan đến giấc ngủ khác như: ngưng thở khi ngủ, ác mộng, mộng du, chứng hoảng sợ trong giấc ngủ ... cũng gây ra bệnh mất ngủ.

Tác hại của bệnh mất ngủ

  • Dù là bị mất ngủ thoáng qua hay là mất ngủ mãn tính đều gây ra những tác hại như:
  • Tinh thần không tươi tỉnh, tỉnh táo, thường xuyên thấy buồn ngủ, kém linh hoạt.
  • Cơ thể mệt mỏi, dễ cáu gắt, giảm khả năng tập trung chú ý, trầm cảm.
  • Ảnh hưởng đến khả năng làm việc và học tập, tinh thần không tỉnh táo dễ gây ra tai nạn khi lái xe, vận hành máy móc ...

Chẩn đoán mất ngủ bằng cách nào?

Mất ngủ thường được chẩn đoán thông qua thăm khám lâm sàng (khai thác triệu chứng và tiền sử bệnh lý). Sau đó, bác sĩ có thể đề nghị thực hiện một số kỹ thuật chuyên sâu nhằm xác định nguyên nhân gây ra bệnh lý này như:

  • Xét nghiệm máu giúp phát hiện các vấn đề về tuyến giáp, tiểu đường, bệnh gout,…
  • Đối với những trường hợp phức tạp, bác sĩ có thể đề nghị bệnh nhân ngủ lại tại bệnh viện để thu thập thêm dữ liệu phục vụ cho quá trình chẩn đoán. Trong khi ngủ, bác sĩ sẽ theo dõi chặt chẽ nhịp tim, hơi thở, chuyển động cơ thể, cử động mắt, sóng não,… để tìm ra nguyên nhân.

Trên thực tế, quy trình chẩn đoán mất ngủ phụ thuộc hoàn toàn vào tình trạng sức khỏe của từng trường hợp. Vì vậy, bác sĩ có thể chỉ định một số kỹ thuật chẩn đoán không được đề cập trong bài viết.

                     Sử dụng ngay sản phẩm #Neurocaps_plus giúp hỗ trợ chứng mất ngủ

Các phương pháp điều trị bệnh mất ngủ

Mục tiêu chính của điều trị mất ngủ là cải thiện chất lượng và kéo dài thời gian ngủ. Điều trị ưu tiên đối với bệnh lý này là điều trị hành vi bao gồm các phương pháp như kiểm soát các yếu tố kích thích, vệ sinh giấc ngủ, điều trị hành vi nhận thức, giới hạn giấc ngủ,… Trong trường hợp chất lượng giấc ngủ vẫn không được cải thiện, bác sĩ có thể chỉ định phối hợp với thuốc.

Trên thực tế, điều trị bệnh mất ngủ thường được cá nhân hóa tùy theo mức độ tác động của tình trạng mất ngủ, đặc điểm bệnh lý ở từng trường hợp, tác dụng phụ, chi phí, khả năng đáp ứng,…Vì vậy mọi người để lại số điện thoại để được tư vân

HOTLINE TƯ VẤN: 0961621212

MUA  5 TẶNG 1 HỘP VỚI GIÁ 299K/1H


QUYỀN LỢI KHÁCH HÀNG
icon-hand
icon-hand

icon-hand
icon-hand

Dược Phẩm Nhân Tâm

TÁC DỤNG CỦA GLUTATHIONE

  Glutathione: Lợi ích của glutathione Glutathione là một chất chống oxy hóa, đây là thành phần quan trọng có mặt trong các tế bào. Nồng độ ...

DƯỢC PHẨM